Archives de l’auteur : Tôi yêu ẩm thực Việt

A propos Tôi yêu ẩm thực Việt

Kênh khám phá thế giới ẩm thực việt với nhiều món ăn ngon được tập hợp từ các vùng miền từ Bắc vào Nam cho bạn nhiều trải nghiệm mới mẽ và đầy thú vị.

Các Món Ăn Dân Tộc Việt Nam

Bánh chưng đen

banh-chung-den

Bánh chưng đen là đặc sản của dân tộc Tày và Thái

(Ảnh: Nguồn Internet)

Nếu bánh chưng xanh là loại bánh quen thuộc ở miền xuôi thì với dân tộc Tày và Thái lại có món bánh chưng đen vô cùng độc đáo. Người dân nơi đây đã tạo ra màu đen riêng biệt cho món bánh chưng truyền thống nhờ sử dụng tro đốt rơm hoặc một số loại cây rừng, rây thật mịn rồi trộn với gạo nếp thơm. Màu đen bóng của tro ngấm vào từng hạt gạo nếp mọng căng chỉ đạt yêu cầu khi dùng tay miết vẫn giữ vẹn nguyên. Bánh được nhân thịt lợn, đỗ xanh và gói thành đòn. Miếng bánh khi cắt ra tròn trịa, dẻo quánh và thơm lừng.

Bánh láo khoải

Dân tộc Mông nổi tiếng với món bánh láo khoải hay còn được gọi bằng cái tên khác là lức khoải hay rớ khoải được chiêu đãi vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Người dân nơi đây thường chế biến loại bánh này bằng ngô. Ngô sau khi nghiền đồ chính thì nén trên bàn đá và nặn thành hình bầu dục rồi bôi mỡ trộn mật ong xung quanh. Khi ăn, bánh sẽ được thái mỏng rồi nướng trên than củi hoặc thái chỉ nấu với đường. Ngoài ra, người Mông còn thường dùng loại bánh này để nấu với quả đậu Hà Lan như nấu canh.

Tìm hiểu thêm các món bánh ngon được xem là những loại bánh đặc sản miền bắc với những điều hấp dẫn mới lạ, bạn hãy khám phá và đến với văn hóa Việt Nam thông qua từng địa điểm trên bản đồ nhé. 

Thịt trâu gác bếp

thit-trau-gac-bep
Thịt trâu gác bếp là món ăn quen thuộc trên mâm cỗ của dân tộc Thái
(Ảnh: Nguồn Internet)

Thịt trâu gác bếp vốn là đặc sản của người dân tộc Thái, không thể thiếu trên mâm cỗ đãi khách ngày Tết. Thịt trâu khô xé nhỏ ăn với xôi nếp là món khoái khẩu của đấng mày râu nhâm nhi uống rượu. Món đặc sản này được chế biến rất kỳ công. Thịt trâu ướp qua rất nhiều gia vị như hạt tiêu rừng, gừng, ớt, sả băm nhỏ, muối hạt, rượu cái, hạt mắc khén… rồi treo lên, sấy bằng khói bếp âm ỉ từ ngày này qua ngày khác trong suốt 2 tháng. Khi thịt chuyển sang mà đen và khô lại thì mới được.

Bánh cooc mò

Bánh cooc mò (bánh sừng trâu) là món ăn quen thuộc của khá nhiều vùng dân tộc thiểu số. Đặc biệt là Tày, Nùng và Cờ tu. Cách chế biến loại bánh này vô cùng đơn giản. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp và gói bằng lá dong hoặc lá đót. Chiếc bánh sau khi nấu ong có hình nhọn như chiếc sừng trâu, phần thịt bên trong rất dẻo. Đặc biệt là hương vị rất đặc biệt bởi ngấm hương vị của những loại lá cỏ thanh khiết, đậm chất rừng núi. Do đó, đây là món ăn rất được ưa chuộng vào các dịp lễ quan trọng của người dân nơi đây.

Xôi ngũ sắc

xoi-ngu-sac

Xôi ngũ sắc được làm bằng nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên
(Ảnh: Nguồn Internet)
 

Xôi ngũ sắc cũng là món ăn không thể không nhắc đến khi điểm danh các món ăn của dân tộc Việt Nam. Món ăn tượng trưng cho sự may mắn với 5 màu đại diện cho ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Điều đặc biệt màu của xôi ngũ sắc của người Tày đều được làm từ những loại quả, cây cỏ tự nhiên. Màu trắng nguyên thủy của nếp, còn màu đỏ của quả gấc, màu xanh của lá cây xơm xôi, màu vàng của nghệ, màu tím của lá cơm đen hoặc lá cây sau. Tuy nhiên, màu sắc có thể thay đổi tùy theo vùng miền.

Được đăng bởi : Tôi Yêu Ẩm Thực Việt http://blog.livedoor.jp/toiyeuamthucviet/cac-mon-an-dan-toc-viet-nam

Cách Làm Bánh Quai Chèo Thơm Ngon Đúng Điệu

Sở dĩ món bánh này có cái tên lạ dùng như vậy là bởi vì hình dáng đặc biệt như hai sợi dây thừng cột quai chèo. Trong ký ức  tuổi thơ của nhiều người, bánh quai chèo đã trở thành một phần không thể thiếu. Khi cắn một miếng bánh bạn sẽ vô cùng thích thú với hương vị ngọt ngào và giòn tan rất tuyệt vời.

Trải qua nhiều năm, món bánh này không còn được bán phổ biến trong các gánh hàng rong buổi sáng nữa nhưng bánh vẫn được đóng gói và bán tại các cửa hàng và siêu thị. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể làm bánh quai chèo ngay tại nhà để chiêu đã người thân và bạn bè của mình với công thức đơn giản dưới đây. 

Khám phá Miền Tây : Tìm hiểu về các loại bánh đặc sản Miền Tây thơm ngon hấp dẫn nức tiếng trên mọi miền Tổ Quốc. Cùng chúng tớ khám phá nhiều loại bánh hơn để đa dạng món ăn cho mình nha.

banh-quai-cheo

Bánh quai chèo (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu làm bánh

  • Bột nếp: 200 gram
  • Bột tẻ: 100 gram
  • Đường: 50 – 70 gram
  • Dầu ăn: 10ml
  • muối: một chút
  • Nước ấm
  • Áo đường

Ngoài ra bạn cần chuẩn bị thêm một số dụng cụ làm bánh như: đũa sạch, tô, chảo, rack…

Hướng dẫn làm bánh quai chèo ngon đúng điệu

Làm bột bánh

Cho bột tẻ và bột nếp vào tô, trộn đều rồi từ từ đổ nước vào bột, dùng tay để nhào đến khi các nguyên liệu hòa quyện vào nhau, tạo thành một khối đồng nhất mềm dẻo và không bị dính tay là được.

Bọc kín tô lại bằng màng bọc thực phẩm và ủ từ 30 phút đến một giờ đồng hồ.

Tạo hình

Bột sau khi ủ xong thì chia ra thành nhiều phần nhỏ, mỗi phần có trọng lượng từ 20 – 40 gram, tùy vào ý muốn của bạn.
Đặt từng phần bột lên một mặt phẳng, vê bột thành những sợi tròn và dài. Tiếp theo, nối hai sợ bột lại với nhau và vê cho phần mối nối dính lại, mất dấu.

Nhẹ nhàng xoắn bột lại từ 2 đến 3 vòng  đến khi hết chiều dài của bột. Làm như vậy đến khi hết phần bột đã chuẩn bị.

tao-hinh-cho-banh

Tạo hình cho bánh (Ảnh: Internet)

Chiên bánh

Bắc chảo lên bếp, đổ dầu sao cho có thể ngập bánh khi chiên là được. Để lửa vừa, đợi dầu sôi lên rồi thả từng chiếc bánh vào chiên sơ qua.

Khi thấy bánh đã được thì tắt bếp nhưng vẫn đảo bánh liên tục đến khi bánh nổi lên. Sau đó, bật bếp và tiếp tục chiên bánh trên lửa vừa cho bánh chuyển sang màu vàng ươm.

Làm áo đường và hoàn thiện thành phẩm

Nầu đường với 30ml nước đến khi đường tan hoàn toàn, sôi và nổi bọt.

Đợi thêm 30 giây nữa rồi cho bánh quai chèo đã chiên vào, đảo đều cho bánh ngậm đường rồi vớt ra, để lên rack.

Khi bánh nguội, phần áo đường sẽ khô lại là xong.

Thưởng thức món bánh quai chèo thuần Việt

Bánh quai chèo ngon đúng điệu sẽ rất giòn, có vị ngọt không quá ngắt. Bánh cực kỳ thích hợp dùng trong các bữa xế với một thức uống yêu thích.

Cách làm bánh quai chèo thật đơn giản phải không? Hi vọng công thức này sẽ giúpbạn làm được một món ăn thơm ngon, hấp dẫn để chiêu đãi cả nhà. Chúc các bạn thành công nhé!

Được đăng bởi : Tôi Yêu Ẩm Thực Việt http://blog.livedoor.jp/toiyeuamthucviet/cach-lam-banh-quai-cheo

Thực Đơn Hàng Ngày Cho Gia Đình Miền Bắc

Thực Đơn Hàng Ngày Cho Gia Đình Miền Bắc

Bữa cơm miền Bắc thường cầu kỳ hơn những vùng miền khác từ cách lựa chọn nguyên liệu cho đến phương pháp chế biến để phù hợp với khẩu vị tất cả thành viên trong gia đình. Thực đơn hàng ngày cho gia đình miền Bắc sau đây sẽ khiến công việc bếp núc của bạn sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Các món canh phù hợp khẩu vị người Bắc

Canh riêu cua: Canh riêu cua là món ăn thường nằm trong thực đơn hàng ngày tại miền Bắc. Món ăn này không chỉ ngon mà còn có màu sắc rất bắt mắt. Tuy nhiên, các chế biến canh riêu cua hợp khẩu vị người Bắc đòi hỏi nhiều yếu tố. Cà chua tươi, độ chua vừa phải và không quá nát khi chế biến. Cua đồng phải là loại ngon, thịt mềm, ngậy và không hôi.

mon-canh-mien-bac

Các món canh miền Bắc rất chú trọng vào nguyên liệu chế biến(Ảnh: Nguồn Internet)


Canh xương nấu rau củ: Đây là món ăn được nhiều gia đình miền Bắc yêu thích. Tùy vào khẩu vị của từng gia đình mà món ăn này có nhiều biến tấu khác nhau. Bạn có thể nấu đơn giản cùng khoai sọ và rau răm hoặc đa dạng hơn bằng việc cho thêm cà rốt hoặc su hào. Điểm đặc biệt của món canh này là vị ngọt béo của nước xương kèm rau củ tươi.

Các món mặn phù hợp khẩu vị người Bắc

Bò sốt vang: Bò sốt vang là món ăn cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng vì nó cung cấp nhiều chất cần thiết cho cơ thể. Món ăn này hoàn toàn lý tưởng để bạn thêm vào thực đơn hàng ngày của gia đình. Ngoài các bữa chính trong ngày, bò sốt vang còn có thể làm điểm tâm sáng đầy dinh dưỡng khi ăn cùng bánh mì. Tuy nhiên, các chế biến khá cầu kỳ. Bạn phải đặc biệt chú ý đển các loại gia vị đi kèm để tạo nên món bò sốt vang ngon đúng điệu.

mon-man-dinh-duong-cao

Các món mặn nên ưu
tiên các món có chất dinh dưỡng cao và thanh mát cho cơ thể
(Ảnh: Nguồn Internet)


Đậu nhồi thịt: Đầu nhồi thịt là món ăn thanh mát và rất giàu chất dinh dưỡng nên rất thích hợp để đưa vào thực đơn hàng ngày. Điều đặc biệt của món ăn này khiến hầu hết người Bắc yêu thích chính là phần nước sốt ngọt ngọt, chua chua. Đồng thời, khi nấu món này, bạn phải hết sức cẩn thận để phần đậu không bị vỡ nát và kém hấp dẫn.

Các món nộm phù hợp khẩu vị người Bắc

Gỏi ngó sen tôm thịt: Gỏi ngó sen tôm thịt là món thường xuất hiện trong các bữa tiệc của người Bắc để chống ngấy. Bạn cũng có thể đưa món ăn này vào thực đơn hàng ngày của gia đình để tạo sự mới lạ và không bị nhàm chán. Cách chế biến gỏi ngó sen không quá phức tạp và nguyên liệu cũng rất dễ tìm mua.

mon-non-khpng-the-thieu-trong-bua-an

Các món nộm đặc biệt
không thể thiết trong bữa ăn của người Bắc
(Ảnh: Nguồn Internet)

Tìm hiểu thêm: Ở miền bắc có một loại quả rất đặc biệt đó là quả sấu bạn đã biết món ăn làm từ quả sấu chua miền bắc chưa??? Tìm hiểu ngay nhé 

Nộm xoài hải sản: Nộm xoài hải sản là món ăn khoái khẩu của đấng mày râu không chỉ miền Bắc mà còn nhiều vùng miền khác. Bữa cơm gia đình tự nhiên sẽ đậm đà và hấp dẫn lạ thường khi bạn thêm món này vào thực đơn. Cách chế biến lại rất nhanh chóng và đơn giản nên bạn hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng ngay hôm nay.

Trên đây là gợi ý về thực đơn hàng ngày cho gia đình miền Bắc mà bạn có thể tham khảo để chiêu đãi những người thân yêu của mình. Mâm cơm chính là nơi gắn kết mọi người xích lại gần nhau hơn, hãy để những món ăn nói lên tình yêu thương và sự quan tâm của bạn đến các thành viên trong gia đình nhé. Chúc bạn thực hiện thành công!

Được đăng bởi : Tôi Yêu Ẩm Thực Việt http://blog.livedoor.jp/toiyeuamthucviet/thuc-don-hang-ngay-gia-dinh-mien-bac

Bí quyết nấu bánh canh tôm ngon “vạn người mê”

Trong kho tàng ẩm thực của người Nam Bộ không thiếu những món ăn dân dã đậm chất Việt Nam với cách chế biến đơn giản mà hương vị thì cực kì hút hồn. Những lẩu mắm, cá lóc nướng trui, hủ tiếu Sa Đéc, vịt nấu chao… đã để lại không ít dấu ấn trong lòng du khách trong nước cũng như quốc tế. Hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu một đặc sản tuyệt vời khác của người dân miền Tây Nam Bộ, đó là món bánh canh bột gạo tôm thịt.

Sử dụng những nguyên liệu rất quen thuộc với cách chế biến không quá phức tạp, cách nấu bánh canh tôm sẽ là một gợi ý để các chị em làm phong phú thực đơn cuối tuần của gia đình, hoặc bạn có thể nấu bánh canh bột gạo tôm thịt làm món điểm tâm hấp dẫn, giàu chất dinh dưỡng. Hãy cùng trổ tài làm bếp ngay hôm nay với cách nấu bánh canh tôm thịt được chia sẻ sau đây. 
Ngoài ra bánh canh cũng được xem là một trong những món ngon Miền Trung Việt Nam mình đó các bạn. Các bạn hãy cùng chúng tớ thưởng thức món ngon dân dã và đậm đà này nhé. 

da-dang-mon-banh-canh

Bánh canh bột gạo tôm thịt là món ăn đậm chất ẩm thực Tây Nam Bộ. (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu để nấu bánh canh bột gạo tôm thịt:

1 kg bột gạo (tự làm hoặc mua bột gạo bán sẵn)
500gr sườn non (có thể thay thế bằng xương hoặc thịt nạc tùy thích)
50gr tôm sú
1-2 quả trứng cút
Hành lá, hành tím, ngò gai
Gia vị: mắm, muối, bột ngọt, tiêu, dầu ăn, ớt bột…
Cách nấu bánh canh tôm thịt chuẩn vị miền Tây:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bột bánh canh đem luộc với nước sôi cho chín, sau đó vớt ra rửa sạch và để ráo. 
Tôm lột vỏ, lấy phần chỉ đen ra khỏi tôm, sau đó rửa sạch.

Sườn rửa sạch, bỏ vào nồi chần sơ với nước sôi cho sạch cặn bẩn, sau đó đổ nước vào hầm với lửa nhỏ cho sườn chín mềm trong khoảng 5-6 tiếng, trong lúc hầm nhớ vớt bọt cho nước dùng được trong.

Bước 2: Tiến hành chế biến

banh-canh-gao-mien-tay

Bánh canh bột gạo nấu kiểu miền Tây rất thơm ngon, đậm đà hương vị. (Ảnh: Internet)

Ướp tôm với 1 thìa hành tím thái mỏng, 1 thìa nước mắm ngon, 1 ít muối, bột ngọt, hạt nêm, tiêu rồi trộn đều. Để như vậy trong khoảng 15 phút cho tôm ngấm gia vị.

Bắc chảo lên bếp đun nóng với 1 thìa dầu ăn, chờ dầu nóng già cho hành tím băm nhỏ vào phi thơm. Có thể thêm chút ớt bột vào để lấy màu cho đẹp.

Trứng cút đem luộc chín, lấy ra bóc vỏ và để riêng.

Đổ phần tôm đã ướp vào xào cho đến khi tôm chín, ta cho sườn và trứng vào chung rồi cho phần nước dùng (nước hầm thịt) vào đun sôi. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Bước 3: Hoàn thành cách nấu bánh canh tôm

Bỏ bánh canh đã luộc ra tô và cho nước dùng vào, múc thịt sườn cùng tôm, trứng bỏ lên trên, rắc thêm hành ngò và tiêu lên trên là có thể thưởng thức ngay. 

banh-canh-bot-gao

Bạn có thể kết hợp thêm nguyên liệu khác như chả cá, thịt, mọc… vào cách nấu 

bánh canh tôm. (Ảnh: Internet)

Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu cách nấu bánh canh bột gạo tôm thịt đúng kiểu miền Tây rồi đó. Món này dùng với rau xà lách làm điểm tâm thì rất tuyệt vời nhé!

Hy vọng với cách nấu bánh canh tôm thịt đơn giản, nhanh chóng vừa được chia sẻ, các chị em sẽ tự tin với tay nghề nấu nướng của mình và tiếp tục chăm sóc gia đình thân yêu bằng những món ăn ngon, bổ dưỡng. Chúc bạn thành công với món bánh canh tôm đậm chất ẩm thực Nam Bộ nhé!

Được đăng bởi : Tôi Yêu Ẩm Thực Việt http://blog.livedoor.jp/toiyeuamthucviet/nau-banh-canh-tom-van-nguoi-me

6 Món trứ danh của Ẩm Thực miền núi phía bắc

Khu vực miền núi phía Bắc không những chinh phục lòng người bằng cảnh sắc hùng vĩ, núi non trùng điệp. Ai một lần đến với các tỉnh như Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng,… cũng đều sững sờ khi khung cảnh tuyệt đẹp của đất trời hiện ra như tranh vẽ. Song song với chiêm ngưỡng cảnh đẹp, bạn cũng đừng quên thưởng thức những đặc sản ẩm thực miền núi phía Bắc đặc biệt.
Mỗi nơi trên đất nước Việt Nam đều có nét ẩm thực độc đáo, thể hiện văn hóa từng vùng miền và từng dân tộc. Khí hậu miền núi phía Bắc có những điểm khác so với các vùng khác trên cả nước nên hệ sinh thái động, thực vật khá đặc biệt. Chính điều này đã làm cho ẩm thực miền núi nơi đây có nhiều nét mới lạ. Các món ngon đặc sản ở khu vực miền núi phía Bắc vô cùng đa dạng, bạn có thể thưởng thức từ các món quen thuộc như cơm lam, thịt trâu gác bếp,… đến các món hương vị khác biệt như phở chua, bánh nếp nhân trứng kiến,…

Phở chua Bắc Hà

Món ăn được tạo nên từ những nguyên liệu như: sợi phở tráng, nước chua, thịt lợn, lạc rang, các loại rau sống. Món phở chua được nhiều người yêu thích vì giàu dinh dưỡng, hương vị đậm đà nhưng mang lại cảm giác thanh mát không ngấy.
 
pho-chua-bac-ha
Tô phở chua Bắc Hà hấp dẫn

Cơm lam Suối Khoáng (Cơm Lam Cô Mùi)

Cơm lam Suối Khoáng là sự kết hợp hài hòa vị béo bùi của cơm dẻo, vị cay nồng của gừng, vị ngọt thanh của nước ống tre rừng quyện cùng mùi của khói bếp đầy mê hoặc. Cơm lam khác với các loại cơm thường ở điểm có thể ăn ngay khi còn nóng hoặc để suốt tuần mà vẫn mềm, ngon không lo bị hỏng.
Gạo nếp, nước gừng hoặc nước cốt dừa cho vào ống tre rồi nướng trên bếp than. Khi cơm chín thì bỏ lớp tre cháy đen bên ngoài, giữ màng ruột tre rồi chấm với muối vừng đen. Nhiều dân tộc thay ống tre bằng ống giang, ống nứa,… nhưng vẫn giữ được độ ngon của cơm lam.

Thịt trâu gác bếp

Khi đến với Tuyên Quang, bạn nhất định phải thử qua thịt trâu gác bếp. Trâu ở vùng núi này nổi tiếng sạch sẽ và thịt ngọt. Thịt nạc trâu được dần cho mềm, ướp với tỏi, ớt, gừng, sả và nhiều loại gia vị khác. Sau khi ướp, thịt trâu được sấy trên than hoặc mang đi hun khói trên gác bếp. Khi ăn, có thể cuốn thịt trâu chung với rau cải rồi chấm nước chấm.
 
thit-trau-gac-bep
Thịt trâu gác bếp đậm đà hương vị

Thịt lợn muối chua

Thịt lợn muối chua được chế biến đơn giản từ thịt lợn đen ướp cùng lá giềng, lá quế, cơm rượu nếp, muối… Tất cả nguyên liệu cho vào hũ lớn, cứ mỗi lớp thịt lại rải lên một lớp gạo rang. Mang hũ thịt để trên gác bếp khoảng 1 – 2 tuần là có thể ăn được. Thịt lợn muối chua được ăn kèm với lá lốt thì mới dậy lên được tất cả tinh túy trong hương vị: vị ngọt của thịt, vị chua của men, vị đậm đà của lá lốt.

Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc gồm 5 màu: trắng, xanh, vàng, cam, tím. Loại xôi này thường dùng dâng tế thần linh. 5 màu này trong quan niệm của người dân tộc Tày là màu của Ngũ hành: Kim  – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Xôi ngũ sắc không chỉ dẻo thơm mà còn chất chứa những triết lý về trời đất trong tín ngưỡng của người dân tộc Tày.
 
xoi-ngu-sac-mien-bac
Xôi ngũ sắc dẻo và có hương thơm ngào ngạt

Mắm cá ruộng

Mắm cá ruộng là món ăn truyền thống của người Tày Chiêm Hóa. Muốn làm được mắm cá ruộng phải mất rất nhiều thời gian. Cá phải mất 3 tháng nuôi ở ruộng, sau đó ủ làm mắm trong 10 tháng. Bạn có thể ăn thịt luộc, rau sống chấm với mắm. Ngoài ra, với người Tày, mắm cá ruộng còn là vị thuốc giải rượu, giải độc hiệu quả.
Thưởng thức các món ăn đặc sắc ở vùng đất mình sắp đặt chân đến là một phần không thể thiếu trong các chuyến đi. Hương vị các món ăn có thể lạ miệng nhưng bạn cũng nên thử qua một lần. Những đặc sản ẩm thực miền núi phía Bắc chắc chắn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo về cả hương vị lẫn cách chế biến.

Được đăng bởi : Tôi Yêu Ẩm Thực Việt http://blog.livedoor.jp/toiyeuamthucviet/6-mon-ngon-am-thuc-mien-nui-phia-bac

Những món bánh bột lộc đặc sản miền trung

Nếu bạn là tín đồ của ẩm thực, chắc chắn sẽ muốn bỏ túi cho mình những món ăn hấp dẫn làm từ bột lọc. Vì vậy, hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các loại bánh làm từ bột lọc – đặc sản miền Trung và cách làm nhé.

Bánh bột lọc gói lá chuối

banh-bot-loc-goi-la-chuoi
Bánh bột lọc gói lá chuối là món bánh làm từ bột lọc nổi tiếng

Nguyên liệu

  • Bột lọc: 200gr
  • Tôm tươi: 200gr
  • Thịt heo xay: 100gr
  • Gia vị: 1 thìa cà phê muối; 1 muỗng đường; 1 thìa cà phê bột nêm; 2g tiêu; 5ml dầu điều và 30ml nước mắm
  • Giấm chua: 1 thìa cà phê
  • Lá chuối, hành lá, ớt
  • Dầu ăn, nước sôi

Hướng dẫn cách làm

– Bước 1: Tôm khi mua về rửa sạch, bạn tiến hành lột vỏ ướp gia vị vừa ăn cùng với 100gr thị xay khoảng 15 phút. Sau khi ướp xong, bạn cho lên bếp xào đều sơ qua rồi đổ ra để nguội.

– Bước 2: Cho 200gr bột lọc cùng với 1 thìa cà phê muối và 150ml nước sôi vào nhào bột đến khi không còn dính tay là được. Lá chuối các bạn rửa sạch cắt thành từng miếng có kích thước 20x25cm, phết một lớp dầu ăn lên trên mặt lá.

– Bước 3: Cắt bột thành từng miếng nhỏ, cho thịt và tôm đã xào vào gói rồi cuộn lá chuối lại. Cứ làm như thế cho đến hết phần bột. Sau đó, cho phần bánh đã được gói vào nồi và hấp cách thủy khoảng 15 phút.

– Bước 4: Phi hành lá cho thơm rồi rưới lên bề mặt bánh.

– Bước 5: Các bạn pha nước chấm bánh bằng cách cho nước mắm, nước lọc, đường và dấm trộn đều rồi đun đến khi nước vừa sôi thì cho thêm vài lát ớt vào để vừa tạo vị cay, vừa tạo màu sắc cho bát nước chấm.

– Bước 6: Bánh bột chấm cùng nước mắm chua ngọt là tuyệt phối.

Bánh đúc lá dứa

banh-duc-la-dua
Bánh đúc lá dứa dai thơm, hấp dẫn

Nguyên liệu

  • Bột lọc: 200 gr
  • Bột gạo tẻ loại ngon: 200 gr
  • Lá dứa 1 bó, rửa sạch
  • Nước cốt dừa 1 hộp hoặc nước cốt dừa tươi
  • Đường cát trắng: 300gr
  • Nước sạch: 900 ml
  • Gừng tươi: ½ củ
  • Muối trắng: 1 thìa cà phê
  • Vừng trắng rang: 50 gr
  • Cối và chày
  • Rây lọc

Hướng dẫn cách làm

– Bước 1: Đầu tiên, bạn cho bột lọc, bột gạo tẻ vào một chiếc xoong to hoặc một chiếc chậu rồi trộn đều hai loại bột vào với nhau.

– Bước 2: Lá dứa đem rửa sạch sau đó đem xay cùng với khoảng 400ml nước, đổ vào ray để lọc phần bã lá dứa.

– Bước 3: Lấy phần nước lá dứa vừa xay xong hòa cùng với một thìa cà phê muối, 200gr đường cát trắng và khoảng ⅓ nước cốt dừa. Khuấy đều tay cho đến khi các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.

– Bước 4: Cho phần hỗn hợp vừa khuấy vào xoong bột đảo đều đến khi tan thì cho bột nghỉ khoảng 30 phút rồi đặt lên bếp đun đến khi bột sôi. Các bạn nhớ quan sát bột nhé, thi thoảng bột sôi lục đục thì lấy đũa khuấy đều cho tan bong bóng.

– Bước 5: Tráng một lớp dầu ăn vào khuôn bánh rồi đổ phần bột ở bước 4 vào khuôn, dàn đều rồi cho vào nồi hấp chín. Lấy bánh ra để nguội, cắt bánh thành từng miếng rồi để vào tủ lạnh bánh sẽ giòn và dai.

– Bước 6: Phần nước chấm bánh làm rất đơn giản. Bạn cho gừng đã giã nhỏ vắt lấy nước, đường kính, một thìa cà phê muối, nước cốt dừa và 3 thìa bột năng cùng 500ml nước lọc vào khuấy đều. Cho lên bếp đun đến khi hỗn hợp sệt lại là có thể dùng được.

Với cách làm hai món bánh từ bột lọc này, hy vọng bạn đã hiểu hơn về loại bột đặc sản miền Trung này nhé!

Được đăng bởi : Tôi Yêu Ẩm Thực Việt http://blog.livedoor.jp/toiyeuamthucviet/banh-bot-loc-dac-san-mien-trung

Những món Bún đặc sản trên khắp Việt Nam

Dọc theo mọi miền của đất nước, “bún” được sử dụng phổ biến trong các món ăn của Việt Nam. Đa số các tên gọi của món bún thường được đi kèm với nguyên liệu chính. Không chỉ vậy, mỗi vùng miền sẽ có một loại bún đặc trưng khác nhau.

Bún được làm từ bột gạo, sợi bún có rất nhiều loại: sợi bún nhỏ, sợi bún to,… mỗi một loại hương vị sẽ chọn sợi bún thích hợp nhất để chế biến. Ngoài bún đi với nước lèo, người ta còn sử dụng bún để xào, bún trộn, bún khô,… vô cùng đa dạng và hấp dẫn. Bởi vì sợi bún độ mềm dẻo, mịn nên khi ăn cùng bất kỳ hình thức chế biến nào cũng mang lại cảm giác thấm đậm mùi vị ngon miệng nhất. Hãy cùng khám phá từng món Bún đặc sản trên khắp mọi miền đất nước nào!

Bún chả Hà Nội

bun-cha-ha-noi

Bún chả Hà Nội là một trong những món đặc sản ở đây. Lần gần đây nhất, tổng thống Obama có chuyến công tác tại Việt Nam, vị tổng thống đã có cơ hội thưởng thức món bún chả đặc sản này tại quán. Bún chả gồm chả được làm từ thịt nướng tẩm gia vị, gồm có hai loại: chả viên và chả miếng. Ăn cùng bún sợi nhỏ (bún rối), sử dụng các loại rau sống ăn kèm. Ngoài ra, nước chấm chua ngọt pha cùng với cà rốt thái nhỏ là bí quyết làm món ăn này trở nên hấp dẫn hơn nhiều. 

Bún thang tinh tế

Sở dĩ được gọi là bún thang vì khi món này ăn vào có nhiều vị giống thuốc Bắc, ngoài ra những người gốc Bắc cho rằng, bát bún xinh xinh xếp chồng lên nhau như bậc thang nên cũng được gọi là bún thang. Bún thang được cho là khó nấu và cầu kì nhất. Ngày nay các hàng quán bún thang ở Hà Nội đều là các quán lâu năm, bí kíp gia truyền để lại để duy trì. Trong món bún thang gồm các nguyên liệu chính: tôm, thịt gà, trứng chiên, giò lụa thái mỏng, củ cải muối, hành lá và bún.

bun-thang
Các nguyên liệu được sắp xếp cầu kì và đẹp mắt

Bún bò Huế

Khẩu vị người miền Trung thường ăn mặn, cay nên món Bún bò Huế đậm đà đặc trưng này khi bất kì ai ăn vào cũng sẽ bị quyến rũ. Nồi bún có màu đỏ đậm đà, nước ngọt từ giò heo, nêm nếm gia vị đặc trưng của miền Trung. Món Bún bò Huế thường có các loại như: Bún bò gân, bún bò tái, bún bò bắp, bún bò giò heo, bún bò chả,… Khi ăn món này, bạn sẽ thấy các chủ quán sẽ mang ra một chén hành tím ngâm dấm, tương ớt riêm sệt và không thể thiếu một chén mắm ớt vô cùng kích thích dạ dày. Bún bò Huế thường sử dụng cộng bún to là đặc trưng nhận dạng.

bun-bo-hue
Bún bò giò heo ngon hơn khi bạn cho thêm chanh, ớt, hành tím

Bún cá sứa Nha Trang

Vùng biển đẹp của Việt Nam không thể không có những món ăn hương vị biển ngon. Món bún cá sứa Nha Trang vô cùng nổi tiếng khi ăn thịt sứa dòn dai cùng chả cá chiên thơm ngon. Nước bún không đậm màu, vô cùng trong nhưng khi ăn vào có vị ngọt ngọt và chua chua, không dầu mỡ. Cá ở đây là chả cá, được làm từ cá tươi xay nhuyễn, quết bằng tay, chất lượng không giống những loại cá viên chiên mà bạn đã từng ăn. 

bun-sua-nha-trang
Bún cá sứa gồm chả cá, cá tươi và sứa vô cùng hấp dẫn

Bún nước lèo

Đặc trưng của miền Tây là vô cùng chân thực, đơn giản như con người sinh sống ở khu vực này. Bún nước lèo thịnh hành ở nhiều địa phương miền Nam Việt Nam như là: Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, có xuất xứ từ dân tộc Khmer. Nước lèo được nấu từ các loại mắm đặc sản như: cá sặc, cá linh,… ngoài ra còn có cá lóc thịt heo quay, tôm bóc vỏ,… 

bun-nuoc-leo-mien-tay
Món bún đặc sản của người miền Nam, miền Tây

Sưu tầm 5 món bún đặc sản để thưởng thức sự đa dạng, phong phú trong ẩm thực Việt Nam. Bạn sẽ được trải nghiệm từng hương vị đặc trưng của mỗi vùng miền, đảm bảo bạn sẽ lưu luyến những món ăn đơn giản mà hấp dẫn này.

Hãy lưu website của chúng tôi để biết thêm nhiều món ăn đặc sản của Việt Nam nhé!

Được đăng bởi : Tôi Yêu Ẩm Thực Việt http://blog.livedoor.jp/toiyeuamthucviet/nhung-mon-bun-khap-viet-nam

Những món ăn đặc sản Miền Bắc Việt Nam

Không chỉ có nền văn hóa đa dạng, mà những nét ẩm thực của Việt Nam cũng vô cùng phong phú. Ở những vùng miền khác nhau sẽ có những món ăn đặc trưng riêng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng chu du các tỉnh khu vực phía Bắc để thưởng thức món ăn đặc sản miền Bắc khiến những ai đã từng đi qua cũng phải thổn thức.
Nếu như miền Trung mang đậm nét ẩm thực đầy nắng và gió như chính nơi nó được tạo ra, hay miền Nam là sự hội tụ của nhiều nền ẩm thực khác nhau, thì những món ăn đặc sản miền Bắc lại mang một nét văn hóa lâu đời.
Ẩm thực phía Bắc có vị thanh đạm, vừa phải, không cay đặc trưng như miền Trung hay vị béo ngọt của miền Nam, màu sắc cũng không quá rực rỡ nhưng vẫn giữ được nét thu hút riêng cho mình. Cùng điểm qua một vài món ăn đặc sản miền Bắc này nhé.

Xem thêm: Top 5 món ăn của Ẩm Thực Việt Nam

 
Nem nắm Giao Thủy – Nam Định
Nem ở Việt Nam đa dạng về chủng loại và cách chế biến cũng không giống nhau. Thế nhưng món nem trong câu ca dao “Tay cầm bầu rượu, nắm nem” khiến người ta mê mẩn ấy chính là đặc sản của vùng đất Giao Thủy thuộc tỉnh Nam Định.

nem-nam-giao-thuy-nam-dinh
Món nem nắm nổi tiếng ở Nam Định
Nem làm từ thịt lợn nhưng đó phải là loại thịt nạc mông ngon của con lợn khỏe mạnh. Nguyên liệu làm nên hương vị chủ đạo cho món nem này chính là thính. Thính được làm từ gạo cám thơm Hải Hậu sau khi ngâm gạo qua đêm, để ráo nước rồi đem rang, cho tới khi gạo có màu vàng ngà ngà thì đem đi nghiền cho mịn.
Bánh tẻ

Bánh tẻ (hay còn gọi là bánh lá, bánh răng bừa) là loại bánh truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay, bánh tẻ đã xuất hiện ở nhiều địa phương khác trên cả nước với nhiều sự biến tấu khác nhau, tuy nhiên hương vị của miền Bắc vẫn được lưu giữ.

Bánh làm từ bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong và được luộc (hấp) chín. Nhân bánh gồm thịt lợn vai, mộc nhĩ (hoặc có thể là nhân đỗ dành cho những ai không ăn thịt lợn). Bánh tẻ nổi tiếng có thể tìm thấy ở làng Chờ (Yên Phong, Bắc Ninh); bánh tẻ làng Phú Nhi (phường Phú Thịnh, Sơn Tây, Hà Nội); bánh lá ở Khoái Châu, Hưng Yên;…
Chả cốm
Chả cốm được xem là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm của người Hà Nội trong những ngày thu về. Ăn một miếng chả cốm nóng hổi, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt đậm đà của thịt, vị dẻo thơm của cốm và vị giòn xốp của lớp vỏ bên ngoài.
Cốm làng Vòng
“Cốm thơm trải giữa sân đình
Hà thành hòa quyện cho tình ngát hoa
Đồng nội mưa nắng hài hòa
Cốm làng Vòng mãi cho ta hương đồng”

com-lang-vong

Cốm làng Vòng

Thứ cốm dẹt, màu xanh non làm từ nếp cái hoa vàng vừa qua thời kỳ đổ sữa, được gói vào lá sen già hoặc lá khoai rát xanh non buộc bằng những sợi rơm vàng. Khi ăn, người ta bốc từng nhúm cốm nhỏ đựng trong lá sen, nhai cốm thật chậm rãi để cảm nhận được vị ngọt thoang thoảng của nếp và hương thơm ngào ngạt từ lá sen.
Chả rươi
Đối với những ai không sống ở khu vực phía Bắc, chắc hẳn sẽ không biết về con rươi, loại sinh vật sống ở vùng nước lợ chỉ xuất hiện cuối tháng 9 đầu tháng 10. Chả rươi nổi bật với thịt rươi xay nhuyễn cùng trứng và thịt lợn, chắc chắn vẫn không thể thiếu vỏ quýt. Món chả rươi đúng vị Hà thành phải ăn nóng, chấm với nước mắm pha chanh ớt thì thật không gì bằng.
Bún chả
Nếu Phở không chỉ là đặc sản của khu vực phía Bắc mà còn là món ăn truyền thống của Việt Nam, thì bún chả cũng tương tự như vậy. Còn nhớ nguyên Tổng thống Mỹ Obama khi sang Việt Nam đã không thể bỏ qua món bún chả này. Món ăn với bún, chả thịt lợn nướng trên than hoa chấm cùng bán mắm chua cay mặn ngọt khiến những ai thưởng thức đều phải xuýt xoa.
Bún thang
Nói đến sự cầu kỳ nhưng đầy tinh tế của những món ăn đặc sản miền Bắc, không thể không nhắc đến bún thang. Ước tính để làm được một tô bún thang cần đến khoảng 20 nguyên liệu: rau răm, mùi tàu, trứng gà rán mỏng, giò lụa thái sợi, lườn gà xé, tôm bông, lạp xưởng,… cho đến các loại gia vị đi kèm như giấm, ớt, tỏi, hạt tiêu hoặc chút mắm tôm.
Quá trình chế biến với nguồn nguyên liệu phong phú làm cho bún thang trở nên đặc biệt hơn hẳn. Nếu đã đến Hà Nội, nhất định bạn phải thử món ăn đặc sản này.
 
bun-thang-ha-noi
Món bún thang cầu kỳ của người Hà Nội
Bánh đa cua
Đặt chân đến Hải Phòng, bạn không thể không nếm thử mùi vị món bánh đa cua nổi tiếng. Loại bánh đa đỏ được trần với nước sôi cho chín rồi ăn kèm với nước dùng mang đủ các vị của chả cá, chả lá lốt, gạch cua chưng, thịt cua, cà chua, rau muống, rau nhút,… Tô bánh đa cua đậm đà khiến người ta không thể cưỡng lại được.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, ẩm thực miền Bắc vẫn im đậm một nền văn hóa lâu đời và dường như không hề bị thay đổi nhiều theo thời gian. Những món ăn đặc sản miền Bắc kể trên sẽ giúp bạn khám phá nhiều hơn khi có dịp ghé thăm vùng đất phía địa đầu Tổ quốc này.

Được đăng bởi : Tôi Yêu Ẩm Thực Việt http://blog.livedoor.jp/toiyeuamthucviet/mon-ngon-da-san-mien-bac-viet-nam

Món Nhậu Dễ Làm Cho Ngày Tết

Vào những ngày đầu năm, bạn bè người thân đến thăm nhà chúc tết cũng không thể nào thiếu sự có mặt của vài ly rượu, cốc bia. Các bà nội trợ cần chuẩn bị vài món nhậu gì trong ngày Tết để chồng mình nhâm nhi cùng bạn bè? Chắc chắn, những món nhậu đơn giản dưới đây không chỉ đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm mà còn nhận không ngớt lời khen từ mọi người. 
Mề gà nướng thơm ngon
Trong khí se lạnh của ngày Tết, sẽ chẳng có gì hấp dẫn bằng việc mọi người cùng quây quần bên nhau, nhâm nhi ly rượu đầu năm, thưởng thức món mề gà nướng giòn giòn, cay cay. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua món nhậu ngày Tết dễ làm này.

mon-me-ga-nuong
Món mề gà nướng được nhiều chuộng dùng trong ngày Tết (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu

  • 500g mề gà
  • Sả và tỏi băm nhuyễn, hành lá, gừng
  • Các gia vị cần thiết: muối hạt, dầu hào, dầu mè, mật ong, bột nghệ
Cách thực hiện
Bước 1: Bạn bóc bỏ lớp màng và bóp kỹ với muối hạt để mề gà sạch hết nhớt cũng như mùi hôi. Rửa lại bằng nước muối thêm một lần nữa để ra rổ để cho ráo nước rồi cắt thành những miếng nhỏ cho vừa ăn. 
Bước 2: Sau đó, tiến hành ướp mề gà với sả, tỏi, bột nghệ, gừng, dầu hào và mật ong. Để yên trong khoảng thời gian khoảng 15 phút để mề gà thật ngấm gia vị. 
Bước 3: Cho thêm một ít dầu mè, hành lá cắt nhỏ vào trộn đề rồi mới bắt đầu nướng. 
Bước 4: Cho mề gà lên khay nướng ở nhiệt độ vừa phải đến khi vàng đều và dậy mùi thơm là được.

Sau đó bày lên đĩa. Món ăn sẽ ngon hơn nếu được dùng với tương ớt hoặc nước tương. 

Tai heo ngâm giấm chua ngọt
Tai heo ngâm giấm chua ngọt là món ăn đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Các bà nội trợ bỏ túi công thức món ngon này. Bởi nó không chỉ được những đấng mày râu trầm trồ khen ngợi trên bàn nhậu mà cả những đứa trẻ cũng rất thích ăn chung với cơm nữa đấy. 

tai-heo-ngam-giam

Tai heo ngâm giấm là món nhậu được nhiều người chuộng hiện nay (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu
  • 2 cái tai heo.
  • 1 củ tỏi, 3 trái ớt xanh và đỏ,  2 củ hành, 1 thố nước đá, 3 nhánh sả, 1 củ gừng.
  • Các gia vị như: 2 chén giấm chua, 1/2 muỗng nước mắm, 1 muỗng bột nêm, 200g đường, 1 muỗng muối.
Cách thực hiện
Bước 1: Tách phần sụn heo trong tai heo ra, chúng ta chỉ dùng phần này. Rửa sạch phần sụn tai heo, dùng dao lam cạo hết lông. Bạn có thể nhờ người bán làm giúp phần này được. Chú ý nên rửa bằng muối hoặc giấm, chanh để tai heo sạch và trắng hơn. 
Bước 2: Bỏ tai heo vào trong nồi nước có sẵn giấm, sả, củ gừng đập dập, muối và một ít đường. Lưu ý, khi luộc bạn canh chừng khoảng 10 phút tránh trường hợp luộc quá lâu tai sẽ bị nhớt, ăn sẽ không ngon miệng. Khi tai heo chín thì vớt ra cho vào bát nước đá để tai heo được trắng và giòn hơn. Sau đó, cắt tai heo thành miếng theo bề ngang của tai. 
Bước 3: Hòa hỗn hợp theo công thức: 1/2 chén đường, 1/2 chén nước lọc, 1/2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng bột nêm. Sau đó, đun sôi hỗn hợp trên rồi để nguội. 
Bước 4: Thái hành, tỏi, ớt, gừng, xả có hình dạng và số lượng theo ý thích của người dùng. Sau đó, xếp tất cả vào đáy hũ, cho tai heo đã thái mỏng vào hũ và cuối cùng là đổ hỗn hợp giấm đường vừa đun sôi để nguội trên vào và đậy nắp, ngâm 3 ngày thì tai heo có thể lấy ra dùng thử. Bạn cũng có thể để vào ngăn mát tủ lạnh để nhanh chua và khi dùng sẽ ngon miệng hơn. 
Mề gà nướng, tai heo ngâm giấm là hai món nhậu ngon ngày Tết có cách làm đơn giản. Các bà nội trợ nên ghi chú lại những công thức này để thực hiện khi cần thiết. Mọi người sẽ không tiếc lời khen khi thưởng thức những món này đâu. 

Được đăng bởi : Tôi Yêu Ẩm Thực Việt http://blog.livedoor.jp/toiyeuamthucviet/mon-nhau-de-lam-cho-ngay-tet

Top 5 Món Ăn Của Ẩm Thực Việt Nam Trong Mắt Người Nước Ngoài

Có thể nói bên cạnh các danh lam thắng cảnh hay các nét văn hóa đặc sắc thì ẩm thực truyền thống Việt Nam là một trong những điểm làm du khách nước ngoài phải lòng với mảnh đất hình chữ S. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng nhau xem qua những món ăn nào của ẩm thực Việt Nam trong mắt người nước ngoài nổi trội nhất nhé.

Đối với người nước ngoài, ẩm thực Việt Nam ghi dấu ấn với sự giản dị, mộc mạc nhưng hương vị thì lại đậm đà, mê say. Mỗi món ăn là sự kết hợp của nhiều loại nguyên liệu quen thuộc gần gũi mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước này. Bánh mì, phở… là những món ăn ví dụ điển hình cho quan điểm trên. Ngoài ra, chúng ta còn rất rất nhiều món ăn khác mà du khách thưởng thức, họ đều phải ngạc nhiên và dành sự yêu thích nhất định dành cho chúng. 

banh-mi-viet-nam
Bánh mì Việt Nam được bầu chọn là một trong những món ăn đường phố hấp dẫn nhất thế giới
(Nguồn: Internet)

Top 5 món ăn nổi tiếng của ẩm thực Việt Nam trên thế giới 
1. Phở
Có thể nói, phở là món ăn làm cho ẩm thực Việt vang danh trên bản đồ Ẩm thực thế giới, thậm chí trong tiếng Anh “Pho” đã được thêm vào như một từ chính thức để gọi món ăn này (thay vì gọi chung là “noodle” như trước kia). 
Bánh phở trắng phau hòa quyện cùng màu xanh của các loại rau tươi, thêm chút màu của gia vị như tỏi, ớt lại và trên hết là hương vị ngọt thanh của nước dùng kết hợp với nguyên liệu thịt. Phở không những là món ăn hấp dẫn về hương vị mà trong mắt người nước ngoài nó có độ cân bằng dinh dưỡng cao. 

2. Bánh mì 
Việt Nam không phải là đất nước duy nhất sử dụng bánh mì trong cuộc sống thường ngày nhưng rất nhiều du khách đã phải thích thú với cách ăn độc đáo, giản dị của người Việt. Bánh mì còn được nhiều du khách truyền tai nhau là món nhất định phải thử khi đến nước ta. Thậm chí, món ăn này nhiều lần còn lọt vào top 10 – 20 món ăn đường phố nổi tiếng nhất thế giới do nhiều tạp chí, báo quốc tế uy tín bầu chọn. 
Với ổ bánh mì giòn rụm kẹp bên trong là một lớp patê béo bùi cùng các loại thịt chả, nước xốt lại thêm chút thơm thơm của hành ngò, rau sống và chút chua chua của các loại củ ngâm đã tạo nên một món ăn nhẹ nhưng sức hấp dẫn thì vô cùng lớn. Bánh mì chính là dấu ấn tiếp theo của ẩm thực Việt Nam
trong mắt bạn bè quốc tế.  

3. Bánh xèo 

banh-xeo

Bánh xèo là món ăn rất được lòng các du khách nước ngoài, đặc biệt là châu Á và châu Mỹ
(Nguồn: Internet) 
Khi mà các món Việt ngày càng được biết đến nhiều hơn thì món bánh xèo dân dã của người miền Tây đang ngày càng được các thực khách nước ngoài ưa chuộng (đặc biệt là khách châu Á, châu Mỹ). Với lớp bột bên ngoài được rán giòn giòn, cuốn bên trong là lớp thịt, giá đỗ rồi lại cuộn với rau sống chấm nước mắm pha là những điểm hấp dẫn của món ăn đường phố này. 
4. Cơm tấm 
Cơm tấm là món ăn được xem là đặc trưng của người Sài Gòn. Tuy có phần “lặng lẽ” hơn so với các món ăn trên nhưng với du khách nào đã từng thử qua cơm tấm thì đều phải sự thán phục trong cách kết hợp các nguyên liệu rất đỗi bình thường trở nên hấp dẫn. Với những hạt gạo tấm kết dùng cùng các món thịt sường nướng, lạp xưởng… chan thêm một ít nước mắm mặn ngọt đã tạo nên một trải nghiệm thú vị. 
5. Gỏi cuốn 
Giống với bánh xèo hay phở thì gỏi cuốn gây thích thú cho các thực khách nước ngoài khi món ăn này kết hợp thịt, bún với các loại rau sống tươi ăn kèm. Ngoài việc thưởng thức món ăn này thì cách cuốn tất cả nguyên liệu trong 1 lớp bánh tráng cũng làm nhiều du khách thích thú và làm thử. 

goi-cuon

Gỏi cuốn là sự kết hợp giữa bún, rau, tôm thịt và sự đậm đà của nước chấm mấm nêm
(Nguồn: Internet)
Trên đây chỉ mới là 5 trong số rất nhiều các món ăn nổi danh của ẩm thực Việt Nam trong mắt người nước ngoài. Có lẽ, hầu như mọi người dân Việt khi thấy những du khách nước ngoài say mê, yêu thích các món ăn đời thường của chúng ta thì cũng sẽ vô cùng tự hào. Hy vọng, trong tương lai không xa, ẩm thực Việt Nam sẽ ngày càng vang dội trên khắp thế giới. 

Được đăng bởi : Tôi Yêu Ẩm Thực Việt http://blog.livedoor.jp/toiyeuamthucviet/am-thuc-viet-nam-trong-mat-nguoi-nuoc-ngoai

Cách Chọn Ghẹ Ngon Cho Bạn Có Bữa Ăn Hải Sản

Ghẹ là loại hải sản được nhiều người ưa thích và có thể chế biến thành rất nhiều món ngon khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lựa ghẹ ngon, tươi và có nhiều thịt. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn có một số kinh nghiệm để chọn mua ghẹ thật chất lượng. Hãy cùng tham khảo nhé!

Ghẹ có thể trở thành nguyên liệu rất ngon để dành cho những bữa ăn cuối tuần, những buổi tiệc tùng. Trong ghẹ cũng chứa rất nhiều chất tốt cho sức khỏe, cung cấp canxi cho cơ thể. Từ nguyên liệu này, bạn có thể chế biến nhiều món khác nhau như ghẹ hấp, ghẹ rang me, lẩu ghẹ, ghẹ luộc… 

Một số kinh nghiệm chọn ghẹ ngon và chắc thịt:

Nên chọn ghẹ vào đầu tháng hoặc cuối tháng âm lịch sẽ là thời điểm ghẹ ngon nhất, béo và chắc thịt nhất. Nếu bạn chọn vào giữa tháng thì lúc này ghẹ lột vỏ, thịt nhạt và bị ốp .

Nên chọn ghẹ xanh sẽ ngon hơn các loại ghẹ khác. Đây là loại ghẹ có thịt chắc, thơm, bổ dưỡng và ngọt nhất trong các loại ghẹ. Những loại ghẹ đỏ có thể đẹp, nhưng lại kém ngon hơn.

ghe-xanh

Ghẹ xanh rất ngon và chắc (Ảnh: internet)

Cần lưu ý là bạn không nên chọn những con ghẹ to hoặc quá nhỏ. Vì ghẹ có kích cỡ vừa khoảng bằng bàn tay mới ngon. 

Không nên chọn những con ghẹ yếu hoặc chết, ướp lạnh. Ghẹ ngon và chắc nhất là ghẹ tươi sống. Bạn
có thể cầm ghẹ, bấm nhẹ vào phần trên của yếm ghẹ, nếu không lún là ghẹ còn tươi sống, chắc thịt. 

Nên chọn những con ghẹ có phần yếm sát khít với thân vì sẽ chắc thịt hơn. 

Nếu muốn ăn ghẹ thịt, bạn hãy lấy ghẹ đực, phân biệt bằng cách nhìn phần yếm. Yếm của ghẹ đực luôn nhỏ hơn ghẹ cái.

Ngược lại, nếu muốn ăn ghẹ gạch bạn hãy chọn ghẹ cái, quan sát bên ngoài thấy ghẹ cái có màu hơi ngả vàng, yếm to và chắc.

Một số lưu ý khi sơ chế và chế biến ghẹ

Bạn đừng tháo dây buộc ghẹ khi sơ chế vì có thể vô tình làm ghẹ kẹp vào tay.

Dùng vật nhọn đâm vào điểm trên của yếm ghẹ cho chết rồi mới tháo dây, rửa sạch ghẹ. Cách này giúp bạn luộc mà không làm ghẹ giãy dẫn đến gãy càng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm ghẹ vào nước đá, để tê cứng và chết dần.

Hi vọng những mẹo chọn ghẹ ở trên sẽ giúp ích nhiều cho bạn để có kinh nghiệm lựa ghẹ ngon cho cả nhà nhé! Chúc các bạn thành công!

Được đăng bởi : Tôi Yêu Ẩm Thực Việt http://blog.livedoor.jp/toiyeuamthucviet/cach-chon-ghe-ngon

Nét Đặc Trưng Của Ẩm Thực Miền Bắc Qua Góc Nhìn Văn Hóa

Miền Bắc – vùng đất màu mỡ với con sông Hồng chảy dài uốn lượn và được ưu đãi nhiều về tự nhiên như thổ nhưỡng, khí hậu cũng chính là nơi có nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng. Với sự cầu kỳ và độc đáo, ẩm thực miền Bắc từ xưa tới nay luôn được nhiều người yêu thích, kể cả những vị khách nước ngoài. Cùng với hai miền Nam và Trung, ẩm thực miền Bắc góp phần tạo nên sự đặc sắc cho nền ẩm thực Việt Nam.
Trải qua hàng nghìn năm lao động và sáng tạo, người Việt nói chung và người dân miền Bắc nói riêng đã đúc kết được rất nhiều những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc, vừa tinh tế vừa hấp dẫn. Những món ăn miền Bắc được cho là hài hòa về cảm quan, có sự phối trộn khéo léo giữa các thành phần nguyên liệu, tạo nên những món ăn mang giá trị dinh dưỡng cân bằng và hương vị khó quên.

mon-an-mien-bac


Những món ăn miền Bắc sở hữu hương vị cuốn hút đặc trưng (Nguồn: Internet)
Ẩm thực miền Bắc qua góc nhìn văn hóa được thể hiện rõ nét qua hai khía cạnh, trong phong cách ăn uống và trong món ăn. Điều này được cụ thể như sau: 
1.Trong phong cách ăn uống
Sự gia giáo, cầu kỳ và lễ nghi trong tính cách của người miền Bắc được thể hiện rất rõ qua các bữa cơm hằng ngày. Bữa cơm gia đình của người miền Bắc phải có mặt đầy đủ các thành viên, không được
người ăn trước người ăn sau, trừ khi trường hợp về quá trễ hoặc đi vắng.
Bên cạnh đó, trước khi dùng cơm, con cháu nhất định phải mời ông bà, bố mẹ, anh chị trước, khi người lớn chưa ăn thì con cháu cũng chưa được phép. Những người phụ nữ trong gia đình sẽ ngồi cạnh nồi để bới cơm và lấy đồ ăn cho các thành viên trong gia đình. 
2. Trong món ăn
Truyền thống nông nghiệp cơ cực từ xưa cùng sự bảo thủ trong văn hóa nên ẩm thực miền Bắc trước đây rất hạn chế. Ngày nay, nhờ giao lưu văn hóa nhiều hơn, số lượng món ăn đã nhiều hơn nhưng nhìn chung không phong phú bằng món ăn miền Trung và miền Nam. 
Người miền Bắc sâu sắc, tinh tế nên các món ăn cũng phần nào thể hiện được điều đó. Các món ăn của người miền Bắc có vị vừa phải, không ngọt, không béo như món ăn miền Nam cũng không quá đậm đà, cay nồng như các món miền Trung, vị món nào ra món ấy. 
Hầu hết các món ăn miền Bắc ít sử dụng dầu mỡ, tôn trọng hương vị tự nhiên của các loại nguyên liệu và hướng đến sự thanh đạm. Đại diện phải kể đến là các món như phở, bún, miến,… Nước dùng của các món ăn này lấy vị ngọt thanh đạm từ nước hầm xương làm điểm nhấn, chứ không hề bỏ thêm đường hoặc nhiều gia vị như các vùng miền khác.

mon-pho-lung-danh

Phở được xem là món ăn đại diện cho nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của miền Bắc (Nguồn: Internet)
Những món ăn miền Bắc thường được bày biện và trang trí bắt mắt, đặc biệt vào dịp lễ tết thì “mâm cao cỗ đầy”, thể hiện sự cầu kỳ trong ẩm thực. Nghệ thuật sử dụng gia vị của người miền Bắc được đánh giá cao bởi sự hài hòa, mỗi món ăn đều đi kèm với một gia vị nhất định. Các gia vị lên men như mẻ, giấm… và các loại rau thơm được dùng khá nhiều.
Người miền Bắc sống bền chặt và tình nghĩa, quà bánh được xem là một phần không thể thiếu để hỗ trợ việc kết nối các mối quan hệ xã hội. Từ xưa đến nay, các loại bánh kẹo công nghiệp không được ưa chuộng bằng quà bánh được chế biến từ nguyên liệu tự nhiên, mang tính đặc sản vùng miền như bánh răng bừa, bánh gai, cơm cháy Ninh Bình, bánh đậu xanh Hải Dương, các loại mứt trái cây,…
Đặc điểm món ăn miền Bắc tuy khác nhau, nhưng vẫn có những điểm tương đồng với nhiều vùng miền khác, thể hiện qua cơ cấu bữa ăn, nguyên tắc chế biến như nước dùng, gia vị hỗn hợp, nước mắm, các loại nước chấm chế biến đa dạng phù hợp với món ăn, rau được sử dụng phong phú… Vì vậy, không chỉ người miền Bắc mà nhiều người vùng miền khác hay thậm chí là những người nước ngoài đều rất yêu thích văn hóa ẩm thực của mảnh đất nơi đây. 

Bài viết liên quan : 

Các loại đặc sản ở vùng núi phía Bắc Việt Nam

Được đăng bởi : Tôi yêu ẩm thực việt http://blog.livedoor.jp/toiyeuamthucviet/am-thuc-mien-bac-qua-goc-nhin-van-hoa