Các Món Ăn Dân Tộc Việt Nam

Bánh chưng đen

banh-chung-den

Bánh chưng đen là đặc sản của dân tộc Tày và Thái

(Ảnh: Nguồn Internet)

Nếu bánh chưng xanh là loại bánh quen thuộc ở miền xuôi thì với dân tộc Tày và Thái lại có món bánh chưng đen vô cùng độc đáo. Người dân nơi đây đã tạo ra màu đen riêng biệt cho món bánh chưng truyền thống nhờ sử dụng tro đốt rơm hoặc một số loại cây rừng, rây thật mịn rồi trộn với gạo nếp thơm. Màu đen bóng của tro ngấm vào từng hạt gạo nếp mọng căng chỉ đạt yêu cầu khi dùng tay miết vẫn giữ vẹn nguyên. Bánh được nhân thịt lợn, đỗ xanh và gói thành đòn. Miếng bánh khi cắt ra tròn trịa, dẻo quánh và thơm lừng.

Bánh láo khoải

Dân tộc Mông nổi tiếng với món bánh láo khoải hay còn được gọi bằng cái tên khác là lức khoải hay rớ khoải được chiêu đãi vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Người dân nơi đây thường chế biến loại bánh này bằng ngô. Ngô sau khi nghiền đồ chính thì nén trên bàn đá và nặn thành hình bầu dục rồi bôi mỡ trộn mật ong xung quanh. Khi ăn, bánh sẽ được thái mỏng rồi nướng trên than củi hoặc thái chỉ nấu với đường. Ngoài ra, người Mông còn thường dùng loại bánh này để nấu với quả đậu Hà Lan như nấu canh.

Tìm hiểu thêm các món bánh ngon được xem là những loại bánh đặc sản miền bắc với những điều hấp dẫn mới lạ, bạn hãy khám phá và đến với văn hóa Việt Nam thông qua từng địa điểm trên bản đồ nhé. 

Thịt trâu gác bếp

thit-trau-gac-bep
Thịt trâu gác bếp là món ăn quen thuộc trên mâm cỗ của dân tộc Thái
(Ảnh: Nguồn Internet)

Thịt trâu gác bếp vốn là đặc sản của người dân tộc Thái, không thể thiếu trên mâm cỗ đãi khách ngày Tết. Thịt trâu khô xé nhỏ ăn với xôi nếp là món khoái khẩu của đấng mày râu nhâm nhi uống rượu. Món đặc sản này được chế biến rất kỳ công. Thịt trâu ướp qua rất nhiều gia vị như hạt tiêu rừng, gừng, ớt, sả băm nhỏ, muối hạt, rượu cái, hạt mắc khén… rồi treo lên, sấy bằng khói bếp âm ỉ từ ngày này qua ngày khác trong suốt 2 tháng. Khi thịt chuyển sang mà đen và khô lại thì mới được.

Bánh cooc mò

Bánh cooc mò (bánh sừng trâu) là món ăn quen thuộc của khá nhiều vùng dân tộc thiểu số. Đặc biệt là Tày, Nùng và Cờ tu. Cách chế biến loại bánh này vô cùng đơn giản. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp và gói bằng lá dong hoặc lá đót. Chiếc bánh sau khi nấu ong có hình nhọn như chiếc sừng trâu, phần thịt bên trong rất dẻo. Đặc biệt là hương vị rất đặc biệt bởi ngấm hương vị của những loại lá cỏ thanh khiết, đậm chất rừng núi. Do đó, đây là món ăn rất được ưa chuộng vào các dịp lễ quan trọng của người dân nơi đây.

Xôi ngũ sắc

xoi-ngu-sac

Xôi ngũ sắc được làm bằng nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên
(Ảnh: Nguồn Internet)
 

Xôi ngũ sắc cũng là món ăn không thể không nhắc đến khi điểm danh các món ăn của dân tộc Việt Nam. Món ăn tượng trưng cho sự may mắn với 5 màu đại diện cho ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Điều đặc biệt màu của xôi ngũ sắc của người Tày đều được làm từ những loại quả, cây cỏ tự nhiên. Màu trắng nguyên thủy của nếp, còn màu đỏ của quả gấc, màu xanh của lá cây xơm xôi, màu vàng của nghệ, màu tím của lá cơm đen hoặc lá cây sau. Tuy nhiên, màu sắc có thể thay đổi tùy theo vùng miền.

Được đăng bởi : Tôi Yêu Ẩm Thực Việt http://blog.livedoor.jp/toiyeuamthucviet/cac-mon-an-dan-toc-viet-nam

Laisser un commentaire